Hồ sơ pháp lý của một dự án bất động sản là yếu tố quyết định trước khi giao dịch. Đây là việc quan trọng để đảm bảo quyền lợi sau này của người mua. Vậy cách kiểm tra pháp lý dự án như thế nào? Cần lưu ý những điều gì trong pháp lý bất động sản. Hãy cũng Việt Phúc Land tìm hiểu qua bài viết đây.
Tại sao phải kiểm tra pháp lý dự án bất động sản?
Quy định về pháp lý của dự án bất động sản giúp bạn tránh được các rủi ro sau:
- Không bị vướng phải các dự án lừa đảo, chiếm dụng vốn của người mua. Hiện nay trên thị trường có người gặp phải tình trạng mất trắng do đầu tư vào dự án không có đầy đủ pháp lý. Đây là những án ma được chủ đầu tư lừa bán cho người đầu tư để thu lợi.
- Dự án không đầy đủ pháp lý sẽ không đáp ứng được điều kiện ra sổ. Điều này gây hệ lụy cho việc bàn giao tài sản sau này. Đặc biệt có một số dự án không thể tiếp tục vì chủ đầu tư gặp vấn đề tài chính. Do đó, số vốn người mua bị tồn đọng trong các dự án rất nhiều
- Thông tin của chủ đầu tư đưa ra nằm mục địch tích cầu cho người mua đẩy giá BĐS. Nên vô tình người mua bị ảnh hưởng quyết định mà giao dịch BĐS khi chưa tìm hiểu kỹ về pháp lý. Có những công trình hình thành trong tương lai chưa hoàn thiện cả về cơ sở và pháp lý. Còn những dự án đã hoàn thiện cơ sở nhưng không hoàn thiện về pháp lý cũng gây ảnh hương cho người mua.
Chung quy lại cần phải kiểm tra pháp lý dự án. Tránh những rủi ro và hệ lụy sau này. Có thể mất chút ít thời gian ban đầu để tìm hiểu kỹ nhưng sau này sẽ giúp bạn thoải mãi hơn rất nhiều khi nhận nhà.
Cách kiểm tra pháp lý dự án
Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, hoặc mới đầu tư thì sẽ khó khăn. Dưới đây sẽ là một số cách kiểm tra pháp lý dễ dàng và hiệu quả.
Kiểm tra giấy thông thành dự án
Pháp luật yêu cầu 2 điều kiện với chủ đầu tư để bảo hộ quyền lợi cho người tiêu dùng. Khi xây dựng bất động sản hình thành trong tương lai cần có:
- Thông báo đủ điều kiện bán sản phẩm do Sở xây dựng cấp theo quy định. Đây là văn bản công nhận dự án đã hoàn thành về mặc pháp lý cũng như hoàn thiện móng. Theo đó, dự án được hợp pháp để chủ đầu tư thực hiện huy động vốn.
- Giấy chứng nhận bảo lãnh từ ngân hàng. Giấy tờ này rất quan trọng bảo đảm cho người mua nếu chủ đầu tư gặp rủi ro. Theo đó, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thay chủ đầu tư. Đây là giấy tờ được tổ chức tín dụng chuyên nghiệp kiểm định, sàng lọc về mặc pháp lý.
Kiểm tra pháp lý bằng hình thức "vay"
Vay để mua bất động sản không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn giúp kiểm tra pháp lý. Đây là cách đơn giản mà tính chính xác rất cao. Khi thực hiện vay, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính pháp lý của dự án. Bằng các nghiệp vụ chuyên nghiệp và bài bản, vấn đề này sẽ được rà soát kỹ.
Tất cả các dự án không ổn về mặc pháp lý sẽ không được thực hiện vay vốn. Từ đó có thể hạn chế nợ xấu chơ khách hàng. Vì vậy bạn sẽ biết được dự án nào an toàn về mặc pháp lý.
Tìm hiểu qua các công ty, văn phòng tư vấn pháp lý
Các công ty, văn phòng tư vấn là các chuyên gia trên thị trường bất động sản. Họ có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn về vấn đề pháp lý. Đây là những người năm được thông tin dự án nhanh nhất. Và các bạn cũng có thể nhận được những lời khuyên từ họ.
Và họ cũng sẽ giúp bạn tìm ra những dự án phù hợp về tài chính. Cũng như tư vấn giúp bạn để đám bảo pháp lý tránh rủi ro sau này. Và Công ty bất động sản Action Land có nhiều năm trong lĩnh vực này. Chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn khi các bạn cần.
Các cách kiểm tra pháp lý dự án khác
Ngoài các phương pháp trên bạn có thể tìm hiểu qua các cách dưới đây:
- Liên hệ người bán, nhân viên sale để được tư vấn về dự án
- Tự mình ra xem dự án. Tại đó bạn có thể gặp người quản lý dự án và biết được thông tin từ họ
Hồ sơ pháp lý dự án bao gồm những gì?
Để đảm bảo an toàn trước khi mua bạn cần biết những hồ sơ pháp lý bao gồm:
- Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư. Trong giấy này phải có lĩnh vực kinh doanh của chủ đầu tư dự án BĐS và xây dựng.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy phép phê duyệt của UBND tỉnh nơi có BĐS
- Giấy phép xây dựng do Sở xây dựng cấp.
- Bản quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Biên bản nghiệm thu hoàn thiện kết cầu phần móng. Theo quy định phải được hoàn thành phẩn móng mới có thể giao dịch trên thị trường.
- Giấy chứng nhận bảo lãnh từ ngân hàng
Ngoài ra còn phụ thuộc vào dự án mà cần những giấy tờ khác như: giấy bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, hồ sơ chuyển dự án,...Tuy nhiên những giấy tờ trên là những văn bản cần lưu ý để đảm bảo pháp lý
---
Xem thêm: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT PHÚC
Bạn có thể quan tâm: Nên mua đất dự án hay đất thổ cư